Nạn đói Đại_nhảy_vọt

Chính sách kinh tế sai lầm đã đưa đến nạn đói lớn. Mặc dù có những sáng kiến nông nghiệp tai hại nhưng thời tiết năm 1958 rất thuận lợi và mùa thu hoạch rất hứa hẹn được mùa. Không may là rất nhiều lao động đã chuyển qua sản xuất thép và các dự án xây dựng, có nghĩa là nhiều vụ mùa bị bỏ hư không thu hoạch tại một số nơi. Một lý do khác là kết quả của Chiến dịch diệt chim sẻ. Mặc dù các vụ mùa thu hoạch giảm sút, các quan chức địa phương, dưới áp lực kinh khủng của chính phủ trung ương báo cáo các vụ mùa thu hoạch kỷ lục ứng với các sáng kiến mới, đã tranh nhau báo cáo với kết quả bị thổi phồng. Các con số này được dùng để tính số lượng lúa gạo mà nhà nước lấy để cung cấp cho thành thị và xuất khẩu. Việc các con số khác biệt quá lớn giữa báo cáo và thực tế khiến cho nhiều nông dân không còn đủ lương thực nuôi sống mình và gia đình, và ở một số nơi, nạn đói bắt đầu xảy ra. Trong những năm 1958-1960, Trung Quốc vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu lúa gạo đáng kể mặc dù việc nạn đói lan rộng chỉ được biết đến ở nông thôn vì Mao muốn giữ thể diện và thuyết phục thế giới bên ngoài về sự thành công của những kế hoạch của ông.

Các sách niên giám của Encyclopaedia Britannica cho các năm từ 1958 đến 1962 có nhắc đến thời tiết bất thường như sau: Các vụ hạn hán xảy ra sau các vụ lụt lội. Tuy nhiên, tất cả các dữ liệu thời tiết cho sách niên giám của Encyclopaedia Britannica là từ nguồn của chính phủ Trung Quốc.

Vào năm 1959 và 1960, thời tiết ít thuận lợi hơn và tình hình trở nên khá nghiêm trọng, với nhiều tỉnh của Trung Quốc gặp phải nạn đói trầm trọng. Khô hạn, lụt lội, và thời tiết xấu làm cho Trung Quốc hoàn toàn trở tay không kịp. Sông Hoàng Hà gây lụt miền Đông Trung Quốc vào tháng 7 năm 1959. Theo Trung tâm Thảm họa (Disaster Center),[2] ước tính khoảng 2 triệu người vì đói và chết đuối do nạn lụt đó.

Vào năm 1960, ảnh hưởng của hạn hán và các điều kiện thời tiết xấu khác đã làm ảnh hưởng đến 55 phần trăm đất canh tác. Khoảng 60% đất nông nghiệp ở miền bắc không có một chút mưa nào.[3]

Với năng suất giảm kỷ lục, thậm chí các khu vực thành thị cũng phải chịu sự cắt giảm khẩu phần lương thực rất nhiều; tuy nhiên, nạn đói hàng loạt phần lớn chỉ tập trung ở nông thôn, nơi các con số thống kê sản xuất bị thổi phồng khủng khiếp. Kết quả là chỉ có rất ít lúa gạo còn lại cho nông dân. Sự thiếu lương thực xảy ra tồi tệ khắp đất nước; tuy nhiên, các tỉnh nào mà áp dụng cải cách của Mao triệt để nhất, ví dụ như An Huy, Cam Túc, Hà Nam, thường chịu thiệt hại nhiều hơn. Tứ Xuyên, một trong những tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc và được biết đến tại Trung Quốc như "vựa thóc của trời" vì sự màu mỡ của nó, được cho rằng là nơi có con số người chết lớn nhất vì nạn đói do sự hăng say của người lãnh đạo tỉnh thực thi những cải cách của Mao.

Các chính sách nông nghiệp của Đại nhảy vọt vẫn tiếp tục cho đến tháng 1 năm 1961, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương lần thứ 9, việc phục hồi sản xuất nông nghiệp bằng việc lật ngược các chính sách của Đại nhảy vọt được bắt đầu. Xuất khẩu lúa gạo ngưng lại và những lần nhập khẩu từ CanadaÚc giúp giảm tác động của việc thiếu lương thực, ít nhất là tại các thành phố duyên hải.